Tổng quan và sự tương hợp Ngữ_pháp_tiếng_Pháp

Trong tiếng Pháp, quốc hiệu của từng quốc gia, lãnh thổ cũng mang giống: những tên quốc gia/ lãnh thổ màu xanh là danh từ giống đực và tên những quốc gia/ lãnh thổ màu tím là danh từ giống cái.

Tiếng Pháp là một ngôn ngữ Romance do đó ngữ pháp của nó có nét tương đồng với một số ngôn ngữ như Tây Ban Nha, Italia, Romania... Đầu tiên khi nhắc tới ngữ pháp cần phải đề cập tới danh từ (le nom). Danh từ trong ngôn ngữ Pháp được chia theo giống (genre) và số. Danh từ có hai giống là giống đực (masculin) và giống cái (féminin). Trong từ điển, để viết tắt cho danh từ giống đực ta dùng n.m (nom masculin), còn danh từ giống cái là n.f (nom féminin) Sự phân chia về giống này một phần mang tính thực tế như homme (người đàn ông), père (bố), fils (con trai)... đều là giống đực và fille (cô gái), femme (người phụ nữ), mère (mẹ) đều là giống cái. Tuy nhiên, đa số đều là giống ngữ pháp, ví dụ jour (ngày, giống đực), chansons (bài hát, giống cái), succès (sự thành công, giống đực), beauté (cái đẹp, giống cái)... Bên cạnh giống thì danh từ còn có dạng số ít (singulier) và số nhiều (pluriel). Có nhiều quy tắc biến đổi danh từ từ số ít thành số nhiều (quy tắc này sẽ được trình bày ở mục Từ loại - Danh từ (le nom)). Tuy nhiên, danh từ thường không đi một mình mà có những từ ngữ phụ thuộc nó bổ nghĩa cho danh từ và tổ hợp phụ ngữ - danh từ được gọi là cụm danh từ (groupe nominal). Trong một cụm danh từ thì tính từ, hạn định từ phải tương hợp (accord) với danh từ theo cả giống và số. Cụ thể quy tắc như sau: nếu danh từ giống - số nào, thì từ ngữ phụ thuộc nó phải biến đổi thành giống -số ấy. Ví dụ, xét cụm danh từ sau la douce beauté moderne, beauté là danh từ giống cái số ít nên mạo từ xác định phải là giống cái số ít - la, tính từ doux phải chưyển thành douce và moderne (do tận cùng bằng -e nên không cần phải biến đổi). Xét thêm một ví dụ nữa như des grands musées spécials attirants (những viện bảo tàng lớn, đặc biệt, hấp dẫn), musée là danh từ giống đực, số nhiều nên mạo từ không xác định phải ở số nhiều (des), tính từ grand, spécial, attirant cũng phải chia số nhiều giống đực là grands, spécials, attirants. Ngoài tính từ chỉ phẩm chất (adjectif qualicatif), hệ thống hạn định từ (déterminant) như mạo từ (article), tính từ sở hữu (adjectif possessif), tính từ chỉ định (adjectif démonstratif)... cũng bổ nghĩa cho danh từ. Khác với tính từ, hạn định từ thường bắt buộc phải có và phải đứng trước danh từ.

Động từ (verbe) là những từ dùng để miêu tả hành động, trạng thái của sự vật hiện tượng. Các câu bình thường đều phải có động từ và động từ được xem như là trung tâm của câu. Động từ nguyên mẫu (infinitif) là những động từ ban đầu, được ghi trong các từ điển và chưa bị biến đổi. Tuy nhiên, cũng giống như các ngôn ngữ khác, động từ tiếng Pháp phải chia theo ngôi, thì, thể và thức. Tuy có tới chín đại từ nhân xưng chủ ngữ những chỉ có sáu cách chia động từ (hay năm ở một số thì). Động từ biến đổi theo thì (temps) là thì hiện tại (le présent), thì quá khứ (le passé) và thì tương lai (le futur), ở thì ta còn phân loại thành simple (thì đơn) - chia ngay động từ chính và thì kép (composé) - mượn và chia trợ động từ être/ avoir còn động từ chính chuyển về quá khứ phân từ (participe passé). Trong mỗi thì ấy, lại có những thể (aspect) - có thể xem như những trạng thái khác nhau của một thì). Ví dụ như thì quá khứ (le passé) có tới năm aspect là thì quá khứ đơn (le passé simple), thì quá khứ chưa hoàn thành (l'imparfait), thì quá khứ kép (le passé composé), thì quá khứ hoàn thành (le plus-que-parfait) và thì quá khứ xa (le passé antérieur). Bên cạnh đó, thức (mode) cũng ảnh hưởng tới cách chia động từ, có tới bảy thức là thức trần thuật (l'indicatif), thức chủ quan/ bàng thái cách/ lối liên tiếp (le subjonctif), thức điều kiện (le conditionnel), thức mệnh lệnh (l'impératif), phân từ (participe), nguyên mẫu (infinitif) và động danh từ (le gérondif). Tổng hợp thì, thể và lối ta có các thì dưới đây (lưu ý, ở bảng dưới đây, thì đơn được trình bày phía trước thì kép có ý nghĩa rằng trợ động từ avoir/être phải chia ở thì đơn bên cạnh).

LES TEMPS
ModeSimpleExemple 1

(arriver)

Exemple 2

(parler)

Exemple 3

(Finir)

ComposéExemple 4

(arriver)

Exemple 5

(parler)

Exemple 6

(finir)

Indicatif

(Thức trần thuật)

Présent

(Hiện tại đơn)

Tu arrivesTu parlesTu finisPassé composé

(Thì quá khứ kép)

Tu es arrivé(e)Tu as parléTu as fini
Imparfait

(Quá khứ chưa hoàn thành)

Tu arrivaisTu parlaitTu finissaisPlus-que-parfait

(Quá khứ hoàn thành)

Tu étais arrivé(e)Tu avait parléTu avait fini
Passé simple

(Thì quá khứ đơn)

Tu arrivasTu parlasTu finisPassé antérieur

(Thì quá khứ xa)

Tu fus arrivé(e)Tu eus parléTu eus fini
Futur simple

(Thì tương lai đơn)

Tu arriverasTu parlerasTu finiraFutur antérieur

(Thì tương lai hoàn thành)

Tu seras arrivé(e)Tu auras parléTu auras fini
Subjonctif

(Thức chủ quan)

Présent

(Hiện tại)

Tu arrivesTu parlesTu finissesPassé composé

(Quá khứ kép)

Tu soies arrivé(e)Tu aies parléTu aies fini
Imparfait

(Quá khứ chưa hoàn thành)

Tu arrivassesTu parlassesTu finissesPlus-que-parfait

(Quá khứ hoàn thành

Tu fusses arrivé(e)Tu eusses parléTu eusses fini
Conditionnel

(Thức điều kiện)

Présent

(Hiện tại)

Tu arriveraisTu parleraisTu finiraisPassé

(Quá khứ)

Tu serais arrivé(e)Tu avais parléTu avais fini
Impératif

(Thức mệnh lệnh)

Présent

(Hiện tại)

(Tu) Arrive!(Tu) Parle!(Tu) Finis!Passé

(Quá khứ)

(Tu) Soie arrivé(e)!(Tu) Aie parlé!(Tu) Aie fini!
Participe

(Phân từ)

Présent

(Hiện tại)

ArrivantParlant!Finissant!Passé

(Quá khứ)

Arrivé(e)/sParlé(e)/sFini(e)/s
Infinitif

(Thức vô định/

động từ nguyên mẫu)

Présent

(Hiện tại)

ArriverParlerFinirPassé

(Quá khứ)

Être arrivé(e)Avoir parléAvoir fini
Gérondif

(Động danh từ)

Présent

(Hiện tại)

En arrivantEn arrivantEn finissantPassé

(Quá khứ)

En étant arrivéEn ayant parléEn ayant finissant

Bên cạnh đó, trạng từ (adverbe) là những từ đi kèm với động từ, tính từ hoặc trạng từ khác nhằm bổ nghĩa cho những từ ấy. Có rất nhiều trạng từ như trạng từ chỉ thời gian, trạng từ tần suất, trạng từ chỉ nơi chốn, trạng từ chỉ cách thức... Nếu bổ nghĩa cho động từ thì đứng sau động từ (đối với thì đơn, ví dụ Tu parles couramment Anglais) hoặc đứng sau trợ động từ, trước quá khứ phân từ (đối với thì kép ví dụ Tu as couramment parlé Anglais), nếu bổ nghĩa cho tính từ thì đứng trước tính từ (ví dụ très magnifique) còn nếu bổ ngữ cho nguyên câu thì đặt đầu câu (Malheureusement, tu arrives lentement au Japon.).

Giới từ (préposition) là những từ kết nối hoặc chỉ rõ chức năng của từ trong câu, ví dụ la maison de monsieur Thierry, giới từ de cho biết mối quan hệ sở hữu trong đó chủ sở hữu là monsieur Thierry. Liên từ (conjonction) nối các thành phần trong câu lại với nhau ví dụ Marie vient de France et Peter vient d'Angleterre. Mặt khác, thán từ (interjection) cũng dùng để chỉ ra cảm xúc của người nói, người viết. Ví dụ, Oh! Oui, il est miraculeux.

Vậy, noms, adverbes, adjectifs, verbes là những từ từ vựng (les mots lexicaux) còn những từ còn lại là những từ ngữ pháp (les mots grammaticaux). Hai khái niệm (définition) này sẽ được trình bày ở phần sau.